Nhà Đất Thủ Đức › Diễn đàn › Tài chính bất động sản › Khi ngân hàng bán nhà
- This topic is empty.
-
Người viếtBài viết
-
-
Hồ ThànhQuản lý
KHI NGÂN HÀNG BÁN NHÀ
Ngân hàng Sài Gòn – SCB đang rao bán hai dự án đáng chú ý: một khu cao ốc, một ngôi trường.
Cao ốc là ở đường Huỳnh Tấn Phát, quận 7, dự án BMC Hưng Long, với hơn 860 căn hộ (có 4 căn biệt thự trên cao).
Động thổ từ năm 2006, khởi công từ 2011, trên diện tích gần 2ha, tổng đầu tư 400 tỉ đồng, dự tính 30 tháng sẽ giao nhà, vậy mà đến nay vẫn còn dang dở các khối nhà trơ gan cùng tuế nguyệt.
400 tỉ đồng là giá trị xây dựng tòa nhà, còn giá trị của lô đất gần 20.000 mét vuông này mới là lớn, lên tới hơn 2.100 tỉ đồng, vì thế SCB đã ra bán giá khởi điểm: 2.259,6 tỉ đồng, chưa VAT.
Lịch sử của dự án cũng là lịch sử của các ngân hàng khi BMC đem thế chấp khu đất, vay tiền của Tín Nghĩa Ngân hàng. Nhưng cái năm 2011, ba ngân hàng gồm TinNghiaBank, Ficombank và SCB sáp nhập với nhau “tự nguyện”, tạo thành một ngân hàng SCB, dự án thuộc về ngân hàng Sài Gòn. 3 ngân hàng nhỏ hợp với nhau cũng không tạo thành một ngân hàng trung bình, chưa nói là ngân hàng lớn. Nay thì nợ xấu xấu là, nên phải rao bán.
SCB cũng rao bán luôn ngôi trường SaigonTech ở Công viên phần mềm Quang Trung, giá 196 tỉ khởi điểm. Giang hồ đồn chỉ riêng phần xây dựng ngôi trường này đã gấp mấy lần giá bán, chưa nói đến quyền sử dụng khu đất 5.600 mét vuông ở quận 12 này.
Không rõ có gì phía sau, mua trường về có phải xử lý các khoản râu ria mệt mỏi không nữa, vì giá bèo bọt quá, nhất là trong bối cảnh mua bán trường học hết sức sôi động này.
COVID – con virus corona bé nhỏ có sức công phá thật kinh khủng. Bất chấp huy động vốn của các ngân hàng tăng cao, các nhà băng đua nhau rao bán đấu giá các tài sản doanh nghiệp thế chấp vì lúc này nợ xấu tăng cao, cần phát mãi tài sản thế chấp.
Tòa nhà Trung tâm hội nghị tiệc cưới Crystal Palace ở trung tâm Phú Mỹ Hưng cũng được BIDV ra giá khởi điểm 356 tỉ đồng, chưa VAT. Giá quá bèo nếu so với cuối năm ngoái, tòa nhà này còn được rao giá 535 tỉ.
Nếu Saigon Tech và Crystal Palace là những tòa nhà tráng lệ, nguy nga, đã hoạt động khá lâu, thì khu căn hộ Hưng Long vẫn là khối nhà rêu xanh phủ đầy trơ gan cùng tuế nguyệt.Dạo quanh một vòng Sài Gòn không khó để thấy cảnh tương tự. Nào Saigon Boutique Hotel ở góc Hai Bà Trưng – Lê Thánh Tôn, Saigon One Tower ở chân cầu Khánh Hội, các căn hộ ở chân cầu Rạch Đĩa…
Rõ nhất, trơ nhất là Saigon One Tower, tòa nhà đã đẩy không biết bao nhiêu đại gia, từ chủ nhà băng, đến nhà tài phiệt, doanh nghiệp đình đám lâm vòng lao lý… Các ông chủ cứ tiếp tục hầu tòa. Saigon One Tower được đầu tư khoảng 5.000 tỉ đồng, VAMC mua khoảng nợ 7.000 tỉ đồng, rao bán khởi điểm 6.110 tỉ đồng.
Có rất nhiều tài sản rao bán đấu giá sẽ phải bán lỗ, nhưng cũng có không ít tòa nhà bán vẫn có lời. Nhưng phía sau những tài sản đó là cả một câu chuyện kinh tế với các mối quan hệ chằng chịt của mua bán, thâu tóm, đổi chác, lên voi, xuống chó…
Vikon của Việt Thuận Thành ở Điện Biên Phủ, tòa tháp 30 tầng có bãi đỗ trực thăng, năm 2017 rao bán 375 tỉ, bán được 301 tỉ, giờ đã nên vóc nên hình. Tòa tháp kế bên, DB Tower cũng đã coi như thay dáng vịt cỏ thành thiên nga xanh.
Đáng buồn hơn, nhà thi đấu Phan Đình Phùng đã quây lại từ bao năm nay, dân thành phố mất đi một sân tập thể thao, mà dự án BT đổi đất lấy hạ tầng, với những lời hứa rêu phong cứ bất động. Vậy mà cũng không thấy ai nói lên một tiếng trách nhiệm!
Ai đó là một City Tour để nghe kể những bí ẩn các tòa nhà này, hẵn sẽ đắt khách chứ chẳng chơi!
Các chủ đề hay được nhiều người xem nhất:
-
-
Người viếtBài viết