Đề án thành lập Thành Phố Thủ Đức

Nhà Đất Thủ Đức Diễn đàn Thông tin quy hoạch BĐS Đề án thành lập Thành Phố Thủ Đức

  • This topic is empty.
Đang xem 0 luồng phản hồi
  • Người viết
    Bài viết
    • #10531 Reply
      Thành Hồ
      Quản lý

      ĐỀ ÁN THÀNH LẬP THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC

      Tiếp theo những trao đổi gần đây, trong tháng 9 này TPHCM đã công bố Đề án thành lập thành phố Thủ Đức (tên tạm gọi, sau đây viết tắt là TPTĐ). Đây là bước cụ thể hóa tiếp theo nhằm trên con đường dài nhằm hiện thực hóa việc thành lập TPTĐ.

      Về mặt hành chính

      Bản đề án chưa nói rõ lắm, TPTĐ sẽ là thành phố trực thuộc TW (đứng ngang hàng với TPHCM), hay là thành phố trong lòng thành phố (dưới sự quản lý của TPHCM).

      Phần VI.1 của đề án nêu rõ, TPTĐ được thành lập dưới hình thành phố trực thuộc trung ương, có hội đồng nhân dân và UBND thành phố. Cho tới nay Vietnam chỉ có 5 thành phố trực thuộc TW: Hanoi, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, nếu được thành lập TPTĐ sẽ có vị thế ngang hàng với 5 thành phố đó, độc lập hoàn toàn khỏi TPHCM.

      Tuy nhiên điều VI.2 lại chỉ ra, TPTĐ trực thuộc TPHCM. Có vẻ hơi mâu thuẫn, vừa trực thuộc TW, vừa trực thuộc TPHCM. Có lẽ các cơ quan chức năng vẫn chưa quyết định được cơ chế cụ thể cho TPTĐ, vấn đề này sẽ còn tiếp tục được thảo luận, chỉnh sửa trong tương lai.

      Nếu theo hướng thành phố trực thuộc TW, TPTĐ được chủ động hoàn toàn về cơ chế chính sách, phát triển cơ sở hạ tầng, ngân sách, thu chi…, có cơ chế rất thoáng tạo tiền đề cho việc phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Nếu nằm trong quyền quản lý của TPHCM sẽ có nhiều rào cản, quản lý hành chính, tầm nhìn có thể hạn chế phần nào sự phát triển của TPTĐ.

      Dù dưới hình thức nào, TPTĐ sẽ có cơ chế của một huyện (dưới tỉnh một bậc). Do diện tích không đủ lớn, chỉ 200km2, do đó không đủ lớn để trở thành một tỉnh. Theo thông lệ thành phố hàng tỉnh sẽ được chia ra quận, rồi huyện, còn TPTĐ sẽ không có quận, mà sẽ chia thành 34 phường để quản lý trực tiếp.

      Qui mô

      TP TĐ được thành lập dựa trên 3 quận hiện nay: Q2, Q9, Q Thủ Đức với tổng diện tích 200km2 & 1tr cư dân hiện nay. Theo đề án, dự kiến trong tương lai TPTĐ sẽ đóng góp 1/3 GDP (tổng sản phẩm quốc nội) của TPHCM, tương đương 7% GDP toàn quốc, sẽ lớn hơn cả Đồng Nai, Bình Dương.

      Các phân khu

      Theo như đề nghị trước đây TPTĐ sẽ được chia thành 6 phân khu, tuy nhiên Đề án mới này được chia thành 8 phân khu:

      1. Trung tâm tài chính Thủ Thiêm, có vị trí lý tưởng trên bán đảo thủ thiêm, các phân khu hiện nay đã được quy hoạch khá bài bản.

      2. Trung tâm thể dục thể thao & sức khỏe Rạch Chiếc

      3. Trung tâm SX ứng dụng công nghệ cao. Khu công nghệ cao hiện nay với diện tích 913 ha đã thu hút được 7 tỷ USD vốn đầu tư và xuất khẩu 77 tỷ USD trong những năm qua. Thành phố đã quy hoạch Công viên Khoa học & Công nghệ thành phố với 195ha tại Long Phước, dự kiến sẽ thúc đẩy hơn nữa các sản phẩm công nghệ cao, hoạt động R&D tại TPTĐ

      4. Trung tâm giáo dục đào tạo & nghiên cứu công nghệ cao gồm cụm các trường đại học, tập trung tại khu làng đại học Long Phước & các dự án phát triển gần đại học quốc gia TP HCM

      5. Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo (startup) lớn nhất Vietnam

      6. Trung tâm công nghệ sinh thái khu Tam Đa – Long Phước, tận dụng các điều kiện tự nhiên để thúc đẩy du lịch sinh thái.

      7. Trung tâm giao thông kết nối Đông Nam bộ & cảng container Cát Lái, đây sẽ là một đầu mối giao thông, vận chuyển hàng hóa, logistic quan trọng không những của TPTĐ, TPHCM mà cả của khu đông nam bộ, thúc đẩy phát triển kinh tế, xuất nhập khẩu…

      8. Khu đô thị tương lai cảng Trường thọ, trong tương lai sẽ là trung tâm hành chính của cả TPTĐ.

      Các bước tiếp theo:

      1. Đề án này sẽ trình Bộ Chính trị sẽ phê duyệt chủ trương thành lập TPTĐ,

      2. Thành phố sẽ xây dựng Đề án chi tiết sắp xếp đơn vị hành chính cấp quận, phường

      3. Trình chính phủ, UB Thường vụ Quốc hội xem xét trong T10/2020.

      Theo góc độ của cá nhân, lợi ích của việc thành lập TPTĐ chưa rõ lắm, vì tất cả các kế hoạch, qui hoạch được bàn đều có thể được thực hiện trong khuôn khổ của TPHCM hiện nay mà không phải tách ra làm một thành phố riêng. Cơ chế của TPTĐ cũng chưa được rõ ràng, nó sẽ là thành phố trực thuộc TW, ngang hàng với TPCHM, hay nó vẫn sẽ trực thuộc TPHCM như hiện nay? Nếu được giải phóng cơ chế, cho TPTĐ được nhiều tự chủ hơn, đó sẽ là tiền đề cho việc phát triển mạnh mẽ sau này.

      Điều nhiều người quan tâm ở đây là tác động của nó như thế nào tới thị trường bđs. Trên quan điểm cá nhân, khu Đông hiện nay có rất nhiều điều kiện, tiềm năng, cơ hội để phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai, và thị trường bđs sẽ tiếp tục phát triển bền vững trong tương lai, bất kể việc TPTĐ có được thành lập hay không, thành lập như thế nào & bao giờ thành lập. Tuy nhiên việc thành lập TPTĐ, hoặc trước mắt các công bố về việc thành lập TPTĐ, mặc dù mới ở mức sơ khởi, chắc chắn sẽ tạo ra những làn sóng (có thể to hoặc nhỏ) đối với thị trường BĐS khu đông. Đó sẽ là câu chuyện bán hàng của khá nhiều dự án tại khu Đông, mặc dù bản thân chủ các dự án cũng chưa biết rõ hình hài, cơ chế cụ thể, tác động của TPTĐ như thế nào.

      Theo như bản đề án, Chính phủ & Thường vụ QH sẽ xem xét trong T10/2020, chúng ta hay cùng nhau theo dõi các thông tin cụ thể hơn trong thời gian sắp tới để hiểu thêm về TPTĐ, và tác động của nó tới thị trường BĐS.

      Các chủ đề hay được nhiều người xem nhất:

Đang xem 0 luồng phản hồi
Phản Hồi về: Đề án thành lập Thành Phố Thủ Đức
Thông tin về bạn: