Khi nào thì môi giới chết?

  • This topic is empty.
Đang xem 0 luồng phản hồi
  • Người viết
    Bài viết
    • #11399 Reply
      Thành Hồ
      Quản lý

      KHI NÀO THÌ MÔI GIỚI CHẾT?

      Có lẽ đây là câu hỏi rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là của một số nhà “đầu tư” không có mấy cảm tình với người môi giới. Chẳng thế mà môi giới Bất động sản là một trong những nghề làm dâu trăm họ nhưng cũng là nghề bị nhiều “thị phi” nhất thế gian.

      Nhưng có điều thú vị là chắc ngoài môi giới m4i d4m ra thì môi giới bđs có lẽ là một trong những ngành nghề có từ lâu đời nhất trên thế giới. Cho dù xã hội có phát triển đến đâu, kể cả như Mỹ, Châu Âu hay Anh, Úc, v.v… thì nghề môi giới bđs vẫn luôn luôn tồn tại, và thậm chí ngày càng phát triển.

      Tại sao vậy?

      Gần đây thì mặc dù đã có rất nhiều “start ups” công nghệ luôn muốn xây dựng những platforms để “xóa bỏ” vai trò của môi giới, kết nối người mua trực tiếp với người bán v.v… Nhưng thú vị là vẫn chưa ai làm được điều này trên thế giới, kể cả những thị trường đã rất phát triển và thông tin cực kì minh bạch như Anh, Mỹ.

      Câu trả lời đơn giản là:

      MÔI GIỚI (BĐS) CHỈ CHẾT KHI NÀO CON NGƯỜI HẾT THAM!

      • Mà con người thì chưa bao giờ hết tham nên nghề môi giới cũng chưa đến lúc chết. Thậm chí còn ngược lại, người mua người bán càng tham thì nghề môi giới ngày càng cần thiết.
      • Nói đến đây thì chắc các bạn làm môi giới bđs nhiều năm đều đã hiểu. Nhưng xin phép được giải thích thêm một chút cho công chúng. Khi tôi nói “tham” ở đây nghĩa là gì?

      Ví dụ trong một giao dịch bất động sản mà chủ nhà biết giá trị thực (hoặc giá sẵn sàng bán) là khoảng 10 tỷ chẳng hạn. Thì đố bạn biết giá chào bán của họ sẽ là bao nhiêu? Câu trả lời quá đơn giản.

      Đương nhiên là không phải 9 tỷ rồi. Và đương nhiên cũng không phải 10 tỷ.

      • Mà ít nhất sẽ là 10.5 hoặc 11 tỷ!
      • Các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra là trung bình chênh lệch này sẽ là khoảng 5-10%. Ở Việt Nam thì tôi không có thống kê nhưng chắc phải nằm ở mức cao hơn (mong các bạn sales cứng đóng góp thêm ý kiến).
      • Các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng sự chênh lệch giữa giá bán (selling price) và giá đăng (listing price) cũng tỉ lệ thuận với thời gian căn nhà sẽ phải “nằm” trên thị trường. Mỗi 1% chênh lệch thì thời gian giao dịch thành công sẽ kéo dài thêm “khoảng” 1 tháng.

      Quay lại câu chuyện của môi giới. Cái khó chưa dừng ở việc người BÁN luôn muốn bán giá cao hơn giá trị thực của bđs.

      Còn người MUA thì sao? Ngược lại hoàn toàn, người mua thì lại muốn mua với giá càng THẤP càng tốt. Căn nhà giá 10 tỷ thì người mua chỉ sẵn sàng trả giá có 9 tỷ, thậm chí thấp hơn vì sợ bị hớ. Mà thói đời, người mua càng mới trong thị trường thì họ lại trả giá càng thấp. Vì luôn luôn có tâm lý sợ mua hớ. Người mua nhà kinh nghiệm và đã có thời gian tìm hiểu càng lâu và tài chính đã xẵn sàng thì sẽ trả giá càng sát với giá thị trường. (Sales bđs lưu ý điều này để xác định khách nét nhé!).

      • Như vậy có thể thấy là nhiệm vụ của (hai) ông/bà môi giới lúc này là cực kì quan trọng! (Tại sao lại là 2, tôi sẽ giải thích sau).
      • Vì nếu để người mua với người bán tự deal trực tiếp với nhau thì giao dịch sẽ “hầu như” không thể thực hiện được, hoặc có thực hiện được thì cũng kéo dài rất lâu và mệt mỏi cho cả hai bên.

      Nhiệm vụ của môi giới lúc này ngoài vai trò là người cung cấp thông tin trung thực nhất về bđs đó thì còn phải là một “THUYẾT KHÁCH GIA” cực kì điêu luyện để đưa người bán từ trên cung trăng trở về mặt đất, còn người mua từ trong mơ quay về với thực tại.

      • Thực tế là trong 1 giao dịch muốn thành công cao thì luôn phải có 2 cầu môi giới. Một người phụ trách quản lí kì vọng của người bán (đầu chủ) và một người lo thuyết phục người mua (đầu khách) thì giao dịch mới diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ.

      Chẳng thế mà ở nhiều nước trên thế giới nhiều nơi người ta gọi môi giới bđs là NEGOTIATORS (tức là Thuyết khách gia) chứ không phải chỉ là môi giới bđs. Và các kĩ năng mềm về nắm bắt tâm lí khách hàng và kĩ năng thuyết phục khách hàng là một trong những kĩ năng hàng đầu của một môi giới thành công.

      Như vậy thì quay lại rốt cuộc của câu chuyện này là: CHỪNG NÀO CON NGƯỜI CÒN THAM THÌ NGHỀ MÔI GIỚI CÒN CẦN THIẾT! Khi nào người mua người bán không còn tham lam thì lúc đó vai trò của người môi giới mới hết giá trị.

      Chúc các bạn chốt deals thành công và luôn có những giấc mơ đẹp! Khi nào thì môi giới chết?

      Các chủ đề hay được nhiều người xem nhất:

Đang xem 0 luồng phản hồi
Phản Hồi về: Khi nào thì môi giới chết?
Thông tin về bạn: